Máy bơm tự ngắt khi không có nước? cấu tạo và nguyên lý hoạt động
0377677137

Máy bơm tự ngắt khi không có nước? cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Máy bơm nước tăng áp
Rate this post

Máy bơm tự ngắt khi không có nước là một trong những tính năng mới, nổi bật nhất của sản phẩm máy bơm tăng áp tự động. Vậy, máy bơm tăng áp tự động là gì? nguyên lý máy bơm tự ngắt khi không có nước hoạt động như thế nào? cùng đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm: Dây trung tính có điện không?

Máy bơm nước tăng áp là gì?

Máy bơm nước tăng áp còn gọi là máy bơm áp lực. Đây là một loại máy bơm có khả năng tăng áp lực nước trong đường ống khi áp suất giảm. Loại máy bơm này có nhiều ưu điểm nổi bật như: máy hoạt động êm ái, tiết kiệm điện, tuổi thọ thiết bị cao, rất thích hợp với các hộ gia đình có bể chứa nước ở trên cao hoặc độ cao không đủ để tạo áp suất.

Máy bơm nước tăng áp
Máy bơm nước tăng áp

Máy bơm tăng áp thường được sử dụng là loại máy bơm tự động. Khi người dùng mở bất kì 1 vòi nước nào để lấy nước sử dụng thì máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người sử dụng. Và khi người dùng đóng vòi lại thì máy bơm cũng tự động tắt.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm nước tăng áp:

1. Về cấu tạo:

Máy bơm nước tăng áp cũng có cấu tạo khá giống với máy bơm chân không. Tuy nhiên, máy bơm tăng áp được lắp thêm: Role tự ngắt máy bơm, đóng bình áp lực. Đây chính là 2 bộ phận quan trọng nhất của máy bơm nước tăng áp.

Cấu tạo máy bơm nước tăng áp tự động cụ thể như sau:

Bình Áp Lực:

Đây là loại bình chứa có công dụng chính là nén áp suất để tích trữ năng lượng. Bạn có thể hiểu nôm na là bình áp lực giúp cho máy bơm tăng áp tích trữ áp suất dự phòng, giúp cho máy không phải đóng mở liên tục.

Cấu tạo Máy bơm nước tăng áp
Cấu tạo Máy bơm nước tăng áp

Bình áp lực có cấu tạo gồm:

  • Vỏ bình: được làm bằng kim loại chịu được áp suất lớn.
  • Lõi bình: bao gồm một bọc cao su có chứa nước. Áp suất của bình tăng hay giảm phục thuộc sự ra vào của nước. Phần còn lại bao quanh chứa nito với một áp suất nhất định.

Khi máy bơm hoạt động, nước đi vào bên lõi cao su làm cho cao su giãn nở ra. Trong lúc này trong bình áp lực sẽ chứa 1 áp lực nước nhất định có tác dụng bù áp trong đường ống. Khi đường ống mất một lượng nhỏ áp lực thì bình sẽ nhả áp lực vào đường ống, giúp máy không phải hoạt động.

Rơle tự ngắt máy bơm:

Gồm các bộ phận giống với một công tắc bình thường. Tuy nhiên, loại công tắc này hoạt động dựa trên áp lực từ đường ống đẩy vào.

Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên áp lực trong đường ống do máy bơm tạo ra và áp lực người sử dụng cài đặt trên rơ le để bơm có thể chạy, dừng theo yêu cầu. Tức là khi không sử dụng máy bơm sẽ dừng.

2. Nguyên lý Máy bơm tự ngắt khi không có nước:

Khi máy bơm hoạt động, nước sẽ chảy từ van hút vào thân của máy bơm, sau đó chảy ra theo đường ống xả. Khi khóa van nước đường ống lại, áp suất trong buồng máy bơm sẽ tăng lên. Nước sẽ được bơm đầy vào bình tích áp. Lúc này, ruột cao su trong bình sẽ giãn nở ra, đồng thời khí Nito trong bình sẽ bị nén lại.

Ở áp lực vừa đủ lớn, nước sẽ bị đẩy ngược lại. Khi áp suất tăng cao, sẽ điều khiển công tắc mở tiếp điểm. Khi đó, máy bơm nước sẽ ngừng hoạt động.

Một chia sẻ thú vị là bình tích áp có dung tích càng lớn thì máy bơm nước hoạt động càng ổn định.

Khi chúng ta mở van nước sử dụng, nước chảy ra, áp lực trong thân bơm sẽ giảm xuống. Tiếp điểm má vít của Rơle áp lực sẽ tự động đóng lại như lúc ban đầu.

Hướng dẫn cách sử máy bơm không tự ngắt khi không có nước:

Để khắc phục sự cố này, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây ra chi tiết. Bạn có thể kiểm tra các bộ phận sau:

Kiểm tra đường ống nước:

Khi hệ thống ống cấp nước bị rò rỉ, rạn nứt hay bị ở tại các điểm nổi thì nước sẻ chảy ra liên tục, điều này sẻ làm giảm áp bình chứa khi đó khiến cho máy bơm không tự ngắt được, để lâu sẻ dẫn đến cháy

Kiểm tra đường ống nước
Kiểm tra đường ống nước

Do đó bạn nên kiểm tra lại tất cả các thiết bị đầu ra xem có bị rò rỉ nước không, đồng thời xem lại đường ống nước có bị nhỏ dột không … Nếu có thì nên khắc phục ngay

Kiểm tra rơ le

Rơ le là thiết bị đóng ngắt khi có nguồn nước chảy qua, nhưng trường hợp bơm không tự ngắt có thể do thiết bị này bị hỏng.

Kiểm tra rơ le
Kiểm tra rơ le

Bạn có thể khắc phục bằng cách cắm nguồn điện máy bơm, sau đó xả nước với lưu lượng nhỏ rồi dùng tuốc tua vít vặn ngược theo kim đồng hồ cho đến khi máy chạy đều và và không tự động ngắt thì khóa lại

Hỏng rơle

Trường hợp bạn đã chỉnh ra vào nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng trên thì có thể thay mới bộ phận này

Kiểm tra công tắc áp lực của máy bơm nước

Thiết bị này khi nhận tín hiệu áp suất sẻ có chức năng đóng ngắt máy bơm, nếu công tắc áp lực bị hỏng sẻ khiến cho bơm không hoạt động được hoặc không tự ngắt khi không có nước. Để sửa chữa bạn nên thay mới hoàn toàn

Kiểm tra van một chiều

Van một chiều thường được đặt ở cổ hút máy bơm tăng áp, trong quá trình sử dụng van có thể bị hở. Cho nên bạn cần kiểm tra và thay thế nếu phát hiện van bị hỏng

Lời khuyên cho bạn là nên lắp riêng cho máy bơm một chiêc van một chiều ở đường hút, như thế sẻ đảm bảo được đường hút hoạt động tốt hơn.

Một số điều nên biết về máy bơm nước tăng áp:

1. Cách mồi nước máy hơm tăng áp:

Ngoài vấn đề máy bơm tăng áp không tự động ngắt nước, đôi khi máy bơm còn có khá nhiều lỗi dẫn tới máy bơm không lên nước. Một só nguyên nhân có thể kể đến như: do phớt của máy bơm bị hở hay bánh công tắc bị gãy, động cơ bị chập cháy,…

Tuy nhiên, một số trường hợp máy bơm không lên nước do nguyên nhân nguồn nước bị đã hết hoặc bị tắc cửa hút hay do hở đường ống hút. Vậy để mồi nước cho máy bơm, bạn thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành đổ nước vào bơm, bạn cần rút nguồn diện vào máy bơm. Loại máy bơm nước nào cũng đều có thiết kế vị trí để mồi nước.

Thông thường mỗi vị trí mồi nước sẽ được đặt ở vị trí trên đầu máy bơm. Nên trước khi đổ nước, bạn cần phải quan sát kỹ nắp vị trí đổ nước mồi để chọn dụng cụ mở phù hợp nhất.

Cách mồi nước máy hơm tăng áp
Cách mồi nước máy hơm tăng áp

Bạn có thể sử dụng Cờ Lê hay Tua vít để tháo nắp mồi. Lưu ý: nắp mồi nước hầu hết các nhà sản xuất đều làm ren thuận. Khi tháp nắp mồi bạn nên vặn ngược theo kim đồng hồ.

Bước 2: Tiến hành đổ nước đầy vào nắp mồi nước. Sau đó, bạn tiến hành lắp nắp mồi lại cho chặt.

Bước 3: Cuối cùng cắm điện vào cho máy bơm chạy thử:

Lưu ý rằng: Khi bạn cắm điện vào, bạn nên để cho máy hoạt động khoảng 2 phút mà không thấy lên nước thì bạn cần tắt máy ngay và mồi lại nước. Quá trình này có thể diện ra 2 đến 3 lần hoặc có thể hơn phụ thuộc vào độ dài đường ống hút.

2. Hướng dẫn cách lắp máy bơm tăng áp:

Việc lắp đặt máy bơm tăng áp đúng cách sẽ giúp thiết bị hoạt động tốt và ít khi gặp sự cố. Để lắp chiếc máy bơm tăng áp, thực sự cũng không quá khó. Nhưng để lắp đặt và chọn lựa máy bơm nước sao cho thiết bị hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí là điều mà mọi người đều quan tâm.

Trước khi lắp máy bơm nước tăng áp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Chọn máy bơm nước có thông số Cột áp phù hợp. Bạn tiến hành xác định chiều cao cần đẩy nước lên là bao nhiêu. Từ đó chọn ra loại máy bơm nước có thông số phù hợp.

Hướng dẫn cách lắp máy bơm tăng áp
Hướng dẫn cách lắp máy bơm tăng áp

Xác định thông số lưu lượng nước cần là bao nhiêu. Để được định được thông số lưu lượng nước, bạn cần tính toán số lượng thành viên sử dụng trong gia đình và nhu cầu sử dụng nước trong ngày.

Tiếp đến, bạn xem kích thước đường ống hiện tại gia đình đang dùng và kích thước đường ống máy.

Hướng dẫn các bước lắp đặt máy bơm đúng cách:

  • Nối đường ống từ bồn nước vào máy bơm nước. Bạn cần lưu ý kích thước đường ống và kích thước đầu của máy.
  • Bạn gắn đường ống phân phối nước vào đầu ra của máy.
  • Bận bật nguồn và khởi đồng máy.
  • Mở thử van nước để kiểm tra xem máy có hoạt động ổn định chưa.

Lưu ý:

  • Để tiết kiệm điện năng và tránh thiết bị gặp sự cố. Thì bạn cần pahri đảm bảo nguồn nước ở trên bồn luôn đầy đủ.
  • Cần lắp đặt máy ở khu vực bằng phẳng, tránh bị rung lắc trong quá trình vận hành
  • Lắp đặt máy ở khu vực càng gàn nguồn nước càng tốt, bởi vì nó sẽ làm giảm lực hút của máy, tăng tốt đa áp suất đẩy ra.
  • Khi lắp đặt ống dẫn nước vào máy, tốt nhất là bạn sử dụng ống nước có kích thước với đầu ra của máy, hoặc nhỏ hơn 1 chút, không nên chọn những ống nước có kích thước quá to so với đầu ra của máy, như vậy sẽ làm tụt áp, sử dụng keo nước để bịt kín 2 đầu nối, đầu nối phải thật kín, tránh tình trạng rò rỉ nước gây ra tình trạng lãng phí và làm hại máy trong quá trình vận hành.
  • Bạn cần chú ý tới nguồn điện nối vào máy, đường kính dây dẫn điện, khuyến khách sử dụng 1 cầu dao tự ngắt điện, trong trường hợp bị chập điện bât ngờ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về máy bớm nước tăng áp mà bạn cần biết. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống hằng ngày.

Xem thêm: Đèn led downlight là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *