Nhà lắp ghép là mô hình nhà ở còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Nhiều người nghĩ rằng nhà lắp ghép chỉ là những ngôi nhà tạm bợ, không có độ chắc chắn cũng như tính sử dụng lâu dài. Thế nhưng, ít ai biết rằng thi công nhà lắp ghép tại Vinh là giải pháp thông minh trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhà lắp ghép không chỉ đẹp mà còn rất linh hoạt và tiện dụng. Nếu chưa thực sự hiểu về nhà lắp ghép thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về thi công nhà lắp ghép Tại TP – Vinh
Nhà lắp ghép còn được gọi là nhà lắp ráp, nhà vật liệu nhẹ… và còn rất nhiều tên gọi khác nhau. Thi công nhà lắp ghép là cách xây dựng nhà ở bằng cách sử dụng những vật liệu xây dựng nhẹ như các tấm xi măng Smartboard ghép lại với nhau dựa vào khung xương bằng thép để tạo nên một ngôi nhà chắc chắn.
Ngôi nhà vẫn có đầy đủ các phụ kiện như những ngôi nhà bình thường khác như cột nhà, tường, mái nhà, cửa, sàn… Kiểu nhà này còn có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt phù hợp với nhiều nhu cầu và mục đích sử dụng.
Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư

Những căn nhà lắp ghép có thiết kế khá đơn giản, độ bền cũng tương đối cao. Đặc biệt, thi công nhà lắp ghép lại rất nhanh chóng, dễ lắp đặt và vận chuyển nên kiểu nhà này đang được ứng dụng rất rộng rãi tại các công trường để làm nhà kho, nhà ở công nhân hoặc những công trình khác như nhà xưởng, nhà ở dân dụng, kho lạnh, nhà trọ, các khu resort, homestay…
Nhà lắp ghép gồm những bộ phận gì?
Thi công nhà lắp ghép cũng rất đơn giản và dễ dàng vì cấu tạo của nhà cũng không quá phức tạp, chỉ gồm những nguyên liệu nhẹ:
Hệ thống khung, cột, khung và xà gồ
- Cột nhà lắp ghép thường được làm bằng thép chữ C. Thường thì cột nhà sẽ được đặt hàng theo mẫu riêng để giúp giảm thiểu chi phí khi lắp ráp và nhà ghép được đẹp hơn.
- Kèo nhà sẽ sử dụng thép hộp kích thước 30×60 mm. Kèo nhà và cột nhà sẽ được liên kết bằng Bu Lông bản mã.
- Xà gồ mái nhà cũng sử dụng thép hộp.
- Phần khung nhà trước khi thi công nhà lắp ghép sẽ được đo đạc và chế tạo tại nhà máy. Phần khung sẽ được chia nhỏ kết cấu để giúp quá trình vận chuyển và lắp ráp thuận lợi hơn, dễ dàng hơn. Sau khi lắp ráp các phần khung lại với nhau sẽ tạo nên bộ khung nhà hoàn chỉnh.
Xem thêm: tấm nhựa PVC vân giả đá.

Hệ thống tấm che và vách ngăn
Hiện nay, thi công nhà lắp ghép hiện đại thường sử dụng tấm xi măng Smartboard có độ bền tốt, khả năng cách âm, cách nhiệt cao vừa phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng lại vừa thuận tiện trong việc thi công, trang trí.
Hệ thống mái
Hệ thống trần được làm bằng gỗ nhân tạo Smartwood hoặc xi măng chịu nhiệt. Nhờ đó, mái nhà lắp ghép sẽ bền đẹp hơn. Đồng thời, tạo được sự mát mẻ, thoáng đãng cho ngôi nhà vào mùa hè và giữ được sự ấm áp khi mùa đông đến. Mái nhà được lợp tôn bằng loại tôn chống sét, có độ dày khoảng 5 – 10cm.
Hệ thống giằng chống bão
Khi thi công nhà lắp ghép thì hệ thống giằng chống bão là hạng mục rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của ngôi nhà. Đảm bảo ngôi nhà luôn chắc chắn, không bị hư hỏng bởi tác động của thời tiết, gió bão.
Cửa ra vào, cửa sổ
Nhà lắp ghép có cửa ra vào và cửa sổ được làm bằng vật liệu nhôm kính hoặc vật liệu thép. Có những ngôi nhà ghép sử dụng cửa Panel để thay thế cửa nhôm kính. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của từng người mà có sự lựa phù hợp.
Hệ thống máng nước
Đối với ngôi nhà thì hệ thống máng thoát nước cũng rất quan trọng. Khi thi công nhà lắp ghép thì hệ thống máng nước sẽ được lắp đặt ở gần khu vực tầng mái. Hệ thống này có tác dụng dẫn nước ra ngoài để giữ cho ngôi nhà và không gian bên trong nhà được khô ráo.
Các nguyên vật liệu để xây dựng nhà lắp ghép được gia công, đo đạc cẩn thận trước khi lắp ghép để đảm bảo nhà sau khi hoàn thiện đạt được độ bền và độ chắc chắn tối đa.
Xem thêm:làm cổng nhôm đúc
Tìm hiểu ưu nhược điểm của nhà lắp ghép mới Nghệ An
Ưu điểm
Thực tế, so với nhà truyền thống thì nhà lắp ghép còn khá mới mẻ. Thế nhưng hiện nay, cũng khá nhiều người lựa chọn nhà lắp ghép bởi vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội:

So với việc xây dựng nhà truyền thống thì nhà lắp ghép có thời gian xây dựng và thi công nhanh hơn rất nhiều. Bởi vì, thi công nhà lắp ghép chỉ cần lắp ráp các bộ phận có sẵn với nhau, thao tác đơn giản, không quá phức tạp nên thời gian chỉ mất khoảng một vài tuần.
Thông thường, thời gian thi công nhà lắp ghép chỉ mất khoảng 6 – 8 tuần là hoàn thiện một ngôi nhà. Trong khi xây một ngôi nhà kiểu truyền thống thì có thể mất tới 2 – 3 tháng.
Bên cạnh đó, nhà lắp ghép còn có thể thi công và xây dựng ở nhiều địa chỉ hình khác nhau. Với kết cấu từ các vật liệu tốt, chịu được lực nên nhà lắp ghép cũng có thể được thi công tại những nơi có địa hình phức tạp. Nhà lắp ghép sử dụng khung thép cùng các bộ phận riêng lẻ ghép với nhau nên rất tiết kiệm diện tích. Mặc dù nhà lắp ghép không quá lớn nhưng vẫn đảm bảo mang đến không gian rộng rãi, đủ để sử dụng.

Nếu như bạn sử dụng nhà lắp ghép thì chi phí nguyên liệu và chi phí thi công nhà lắp ghép sẽ thấp hơn rất nhiều so với những ngôi nhà truyền thống.
Bởi vì, nhà lắp ghép sử dụng các linh kiện, vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường. Đồng thời, quá trình thi công cũng rất dễ dàng, nhanh chóng, không phải đập phá bê tông như nhà truyền thống nên có thể tiết kiệm chi phí tương đối lớn.

An toàn và thân thiện
Quá trình sản xuất nguyên vật liệu được thực hiện tại nhà máy nên hạn chế và giảm thiểu được bụi bẩn, phế phẩm ra ngoài môi trường. Quá trình thi công thực hiện đơn giản, chỉ cần ghép các bộ phận, các linh kiện với nhau, không tạo ra chất thải. Vì thế, sử dụng nhà lắp ghép rất thân thiện với môi trường
Dễ dàng vận chuyển, tháo dỡ, sửa chữa và mở rộng
Vì khi thi công nhà lắp ghép chỉ cần ghép các bộ phận lại với nhau nên khi tháo dỡ, mở rộng hoặc sửa chữa cũng rất dễ dàng. Bạn hoàn toàn có thể di chuyển nhà đến những nơi khác nhau hoặc mở rộng nhà theo nhu cầu sử dụng một cách đơn giản.
Chỉ cần tháo những khớp nối giữa các bộ phận với nhau, với khung thép là bạn có thể dễ dàng tháo dỡ và chuyển nhà đến địa điểm mới. Sau đó thì lại lắp ghép và sử dụng như bình thường.
Dễ dàng vận chuyển, tháo dỡ, sửa chữa và mở rộng
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì thi công nhà lắp ghép cũng có những nhược điểm nhất định:
Tuổi thọ không cao, không bền vững
Mặc dù nhà lắp ghép có thể sử dụng từ 30 – 50 năm nhưng so với nhà truyền thống xây dựng bằng xi măng cốt thép thì kiểu nhà này cũng không được bền chắc bằng. Bên cạnh đó, người Việt Nam thường thích nhà ổn định, có tính lâu dài nên họ vẫn còn e dè khi lựa chọn nhà lắp ghép.
Cần diện tích rộng
Nhà lắp ghép chỉ được xây dựng khoảng 2 – 3 tầng. Nếu muốn thi công nhà lắp ghép cao tầng hơn thì cần phải có sự cơ giới hóa cao, cần phải sử dụng máy móc để vận chuyển các thiết bị, vật liệu lắp ghép. Vì thế, quá trình thi công, lắp ráp nhà lắp ghép đòi hỏi phải thực hiện trên khu vực có diện tích rộng để thuận tiện khi sử dụng máy móc trong quá trình thi công.
Cần diện tích rộng
Hướng dẫn các bước thi công nhà lắp ghép ở Thành Phố Vinh
Để có được một ngôi nhà hoàn hảo nhất, khi lắp ghép nhà bạn nên thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế
Đây là bước đầu tiên cần phải làm khi thi công nhà lắp ghép. Bạn muốn một ngôi nhà đơn giản hiện đại hay truyền thống thì hãy lên ý tưởng cụ thể. Bởi vì, chỉ khi bạn có ý tưởng, bạn mong muốn ngôi nhà của mình sau khi hoàn thiện như thế nào thì mới có thể có được ngôi nhà ưng ý nhất.
Hãy cứ thoải mái trao đổi với kiến trúc sư, với người thi công nhà, họ sẽ biết mong muốn của bạn như nào để có thể chuẩn bị các vật liệu cần thiết.
Bước 2: Lên thiết kế chi tiết
Khi đã có ý tưởng về ngôi nhà mong muốn, bạn hãy lên một kế hoạch chi tiết về ngôi nhà của mình. Bạn có thể tự lên bản thiết kế hoạc làm việc với kiến trúc sư để họ lên cho mình bản thiết kế chi tiết nhất.
Dù là xây nhà truyền thống hay thi công nhà lắp ghép thì cũng đều cần một bản thiết kế chi tiết. Khi đó, bạn sẽ hình dung được ngôi nhà của mình cần chuẩn bị những gì hoặc có hình dáng như thế nào sau khi hoàn thành.
Bước 3: Lập danh sách các nguyên vật liệu cần thiết
Bạn mong muốn một ngôi nhà như thế nào, trong khoảng giá bao nhiêu thì có thể vạch ra để biết cách chọn vật liệu phù hợp nhất. Hãy tính toán cẩn thận và kỹ lưỡng để biết từng bộ phận của ngôi nhà sử dụng vật liệu gì, móng bằng gì, tường, mái che, cửa làm bằng gì, hệ thống điện nước ra sao…
Bước 4: Chọn nhà cung ứng vật liệu
Khi đã có được danh sách một loạt vật liệu cần thiết khi thi công nhà lắp ghép thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là tìm hiểu và liên hệ với các bên cung ứng vật liệu để tham khảo về giá, chất lượng sản phẩm…
Đồng thời, cũng trao đổi để biết thời gian hoàn thiện nhà trong bao lâu, có phát sinh gì trong quá trình lắp đặt, thi công hay không để bạn còn biết cách cân đối và tính toán chi phí hợp lý.
Bước 5: Chọn đơn vị thi công
Khi đã lựa chọn được nhà cung ứng vật liệu thì bạn hãy lựa chọn đơn vị thi công ngôi nhà cho mình. Nếu như bên cung ứng vật liệu cũng có dịch vụ thi công thì bạn cũng có thể lựa chọn luôn đơn vị đó để đỡ mất thời gian tìm hiểu mà lại tiết kiệm được chi phí.

Bước 6: Hoàn thiện nội thất
Khi đã xong thiết kế và lắp ghép hoàn chỉnh thì việc tiếp theo cần làm đó là hoàn thiện nội thất trong nhà. Bạn có thể bày trí đồ đạc, nội thất trong nhà theo sở thích riêng của mình hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để có sự sắp xếp khoa học, tiện nghi mà vẫn có không gian sinh hoạt thoải mái.

Bước 7: Bàn giao
Đây là bước cuối cùng khi thi công nhà lắp ghép. Sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện, đơn vị thi công sẽ bàn giao lại nhà cho bạn. Hãy nhận nhà và kiểm tra thật kỹ một lượt ngôi nhà xem có đảm bảo chất lượng và đúng với yêu cầu của mình không nhé.
Thi công nhà lắp ghép cần lưu ý gì?
Để có được ngôi nhà lắp ghép tốt, đảm bảo chất lượng, thời gian sử dụng lâu dài thì khi thi công nhà lắp ghép bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Nghiên cứu mặt bằng trước khi thi công
Mặc dù thi công nhà lắp ghép không quá phức tạp như khi xây dựng ngôi nhà truyền thống. Thế nhưng, để đảm bảo chất lượng nhà cũng như thời gian sử dụng nhà được bền lâu thì bạn cần phải nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng mặt bằng định thi công nhà.
Hãy tính toán và nghiên cứu kỹ những rủi ro xấu có thể xảy ra hoặc những tác động không tốt ảnh hưởng đến chất lượng nhà sau này. Việc này giúp bạn có thể đưa ra được những cách khắc phục phù hợp nếu chẳng may có điều gì đó xảy ra. Hoặc không thì bạn có thể thay đổi, lựa chọn mặt bằng khác để thi công.
Cân nhắc kỹ về tài chính và mục đích sử dụng
So với xây nhà truyền thống thì thi công nhà lắp ghép có chi phí rẻ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tính toán kỹ và cân nhắc về tài chính cũng như mục đích sử dụng để có thể đưa ra mức ngân sách phù hợp và xây dựng nhà với diện tích hợp lý nhất.

Lựa chọn nơi thi công tốt
Dù là xây nhà truyền thống hay nhà lắp ghép thì việc tìm kiếm đơn vị thi công cũng rất quan trọng. Bởi vì, chất lượng ngôi nhà bị ảnh hưởng rất lớn bởi đơn vị thi công.
Nếu bạn lựa chọn được đơn vị tốt thì quá trình thi công, lắp ghép sẽ đảm bảo, ngôi nhà sau khi hoàn thiện sẽ có chất lượng tốt. Đồng thời, việc lựa chọn đơn vị tốt sẽ hạn chế được những vấn đề phát sinh về chi phí cũng như các vấn đề liên quan khác.
Một số mẫu nhà lắp ghép đẹp và phổ biến hiện nay
Hiện nay, nhà lắp ghép có rất nhiều kiểu dáng, mẫu nhà cũng như thiết kế khác nhau. Tùy theo sở thích và nhu cầu của từng người mà có thể lựa chọn những mẫu nhà phù hợp. Một số mẫu nhà lắp ghép đẹp và phổ biến hiện nay:
Nhà lắp ghép 2 tầng
Với những gia đình ở thành phố hoặc thị trấn diện tích không quá lớn thì thi công nhà lắp ghép 2 tầng là lựa chọn phù hợp nhất. Mẫu nhà này sẽ rất thích hợp với những nơi có cư dân đông đúc vừa đảm bảo về thẩm mỹ lại đảm bảo công năng sử dụng đầy đủ.

Nhà lắp ghép bằng Panel
Đây là mẫu nhà được làm bằng những tấm Panel chất lượng. Nhà lắp ghép Panel có màu sắc đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao. Vì thế, thi công nhà lắp ghép Panel thường phù hợp với công trình như nhà ở dân dụng, nhà xưởng, nhà trọ, nhà ở công nhân, cửa hàng, nhà kho…

Nhà lắp ghép bằng bê tông
Mẫu nhà này sử dụng hệ thống khung bằng thép tiền chế và sàn bê tông panel siêu nhẹ nhằm thay thế cho các cột và trần bê tông. Kiểu nhà này thường khá đẹp mắt và sang trọng nên rất nhiều người yêu thích.

Nhà lắp ghép container
Nhà lắp ghép container là kiểu nhà di động, có thể di chuyển, di động dễ dàng. Đây là một sản phẩm khá độc đáo của mẫu nhà lắp ghép. Quá trình thi công nhà lắp ghép container rất đơn giản, dễ dàng tháo lắp và vận chuyển. Vì thế, mẫu nhà này thích hợp để sử dụng làm nhà vệ sinh, căng tin, văn phòng, cabin bảo vệ…

Nhà lắp ghép bằng khung thép
Nhà lắp ghép bằng khung thép thì các vật liệu sẽ làm bằng thép, có thể tháo ra sau khi sử dụng và lắp đặt lại nhanh chóng và dễ dàng ở vị trí mới. Nhà lắp ghép bằng khung thép vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ, vừa có khả năng chịu lực tốt mà chi phí xây dựng lại rất tiết kiệm.

Thi công nhà lắp ghép ở đâu uy tín, chất lượng?
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị thi công và xây dựng nhà lắp ghép. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế, xây dựng nhà lắp ghép thì có thể lựa chọn Công Ty Xây Dựng Môi Trường Xanh Thành Công. Thành Công là một trong những đơn vị xây sửa nhà trọn gói uy tín nhất hiện nay.
Lựa chọn Thành Công, bạn sẽ được đội ngũ nhân viên tư vấn cụ thể về thiết kế nhà cũng như trực tiếp thi công lắp ghép nhà theo đúng như sở thích và yêu cầu của khách hàng. Thành Công cam kết cung cấp và thi công vật liệu tốt, chất lượng. Đảm bảo nhà sau khi thi công chắc chắn, đảm bảo thẩm mỹ và chất lượng.
Bên cạnh đó, Thành Công còn có đội ngũ thợ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực xây sửa nhà, thiết kế, thi công nhà… đảm bảo luôn đem đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất. Chúng tôi sẽ thực hiện theo mọi yêu cầu của khách hàng, đảm bảo mang đến sự hài lòng nhất.
Nhà lắp ghép có nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau vừa đẹp không khác gì nhà truyền thống lại tiết kiệm chi phí. Vì thế, nếu bạn muốn có một ngôi nhà đẹp với chi phí không quá lớn thì có thể cân nhắc lựa chọn thi công nhà lắp ghép. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn thì hãy liên hệ tới Hotline 0333.088.889 tại Thành Công nhé!